Phụ Trách Kinh Doanh
Hotline

0933 266 399

Hỗ Trợ 24/7

Kỹ năng lái xe đường dài có băng tuyết tại Việt Nam

Kỹ năng lái xe đường dài có băng tuyết tại Việt Nam

Nhiều người khi nghe tin Sapa có tuyết đã không ngại rét buốt vượt đường xa lên ngắm những bông tuyết sau bao lần chờ đợi. Việc lái xe trong trời mưa tuyết phủ trắng đường tuy thú vị, nhưng tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm.

Trong những ngày gần đây, nhiệt độ lạnh kéo dài cùng mưa khiến băng tuyết xuất hiện tại một số tuyến đường vùng cao. Đây là nguyên nhân chính gây ra những vụ trượt xe, gây nguy hiểm cho các tài xế, đặc biệt là những người lái ô tô. Áp dụng những thao tác sau sẽ giúp bạn lái xe an toàn hơn trong điều kiện đường mưa tuyết.

kinh-nghiem-lai-xe-di-tuyet

Hiện tượng mưa tuyết tại Việt Nam rất hiếm nên tài xế có rất ít kinh nghiệm xử lý khi đi trong đường mưa tuyết. Ở các nước thường xuyên có tuyết rơi, xe ô tô thường được trang bị loại lốp chuyên dụng đi trong đường tuyết. Đây là loại  lốp có nhiều rãnh nhỏ nên có khả năng bám đường tốt hơn. Còn ở Việt Nam, ô tô chủ yếu sử dụng loại lốp dành cho mùa hè nên người lái xe càng cần phải cẩn thận.
Cần giảm tốc độ, hạn chế thốc ga do có thể làm xe mất độ bám.

Với bài viết này phần nào tôi mong lái xe chinh phục thành công các con đường nhiều băng tuyết nhất là những bạn đi phượt lên vùng cao hay đi làm từ thiện.

can-luu-y-gi-khi-lai-xe-duong-bangtuyet

Nhận biết những cung đường nguy hiểm

Trên đường, bất chợt qua một vùng trống mà có tuyết trên mặt đường, nơi ấy cực kỳ nguy hiểm vì có gió thổi ngang mang tuyết từ dưới đồng lên. Nơi ấy sẽ cực lạnh (cục bộ) tuyết rất dễ bị đóng thành băng, nếu không giảm tốc độ mà băng xe qua rất dễ bị trơn trượt và lật xe và tai nạn là khó tránh khỏi.

Những đoạn đường đột nhiên thấy có lớp như nước màu đen loang loáng cũng rất nguy hiểm do lớp nước mỏng trên mặt đường đã đóng thành băng nên rất trơn lái xe nên giảm tốc độ và từ từ vượt qua.

can-luu-y-gi-khi-lai-xe-duong-bangtuyet

Cách chạy xe trên đường băng tuyết

Tuyệt đối không thốc ga mạnh, mà hãy tăng ga từ từ cho lốp bám mặt đường, tránh gây văng xe. Nếu là xe truyền động bánh trước sẽ văng đầu xe, truyền động bánh sau sẽ văng đuôi xe.

Không để áp suất lốp quá cao (lốp căng) sẽ không bám được đường, nên giảm áp suất lốp khoảng 10% (lốp sẽ bám đường hơn).

Trong trường hợp phải leo đèo dốc cao, nên dùng dây nylon (cực bền) đường kính khoảng 4-5 ly và quấn kiểu rọ lợn trên mặt lốp (lưu ý chủ yếu là bánh truyền động), sẽ rất tác dụng trong trường hợp đường đèo dốc có băng tuyết.

Nếu đường nguy hiểm hơn có thể dùng đinh đóng vào lốp để tăng ma sát. Cách làm như sau: dùng đinh đường kính 2 ly, dùng kìm cắt ngắn đinh, lấy từ mũ đinh xuống 0,2 ly. Dùng búa đóng đinh đã được cắt ngắn này lên mặt lốp (vào múi talong), khoảng 5cm đóng một cái, đóng làm 3 hàng và các đinh không thẳng hàng ngang (sole) để mặt lốp khi tiếp xúc với băng tuyết chỗ nào cũng có đinh – đóng đinh lên bánh truyền động. Nếu truyền động là bánh sau thì phải đóng cả đinh lên bánh trước (để dẫn hướng tốt – tránh trơn trượt khi leo đèo dốc).

lai-xe-duong-tuyet

Những vật dụng nên mang theo

-Dùng cồn để đổ vào bình phun nước rửa kính (cồn hoặc rượu không bị đông đặc trong trời tuyết).

– Luôn mang theo đồ ăn khô dự phòng và bộ tàu ngầm (sục đun nước cắm vào ổ châm thuốc ôtô) mỳ tôm, hoặc trà, cafe và một can nước sạch (chia nhỏ làm nhiều chai – có thể dùng dao cắt vỏ chai để lấy nước nếu để qua đêm bị đông đá).

– Một cốc to để đun nước (có thể dùng ăn mỳ).

– 60 m dây ny-lon 4-5 ly (để quấn 4 lốp).

– Bình xăng đầy
– Nước Anti Freeze (nước Coolant) dự trữ.
– Lốp xe dự trữ đủ hơi, bộ kích xe, dây câu bình sạc điện, dây kéo xe, dụng cụ sửa xe thiết yếu.
– Xẻng, chổi, dao, dụng cụ cào tuyết.
– Một túi lớn muối, cát, hoặc rơm lót.
– Túi cứu thương, kéo, dây thừng, diêm, compass.
– Đèn pin đủ điện cùng pin dự phòng.
– Chất đốt khô (nến, cồn khô)
– Đồ ăn khô, nước uống, nước dinh dưỡng.
– Găng tay, áo ấm, chăn.

Tin liên quan